Sàn gỗ tự nhiên được sử dụng từ rất nhiều năm trước. Sản phẩm khiến cho không gian lắp đặt trở nên sang trọng và có phần đẳng cấp hơn. Liệu sử dụng sàn gỗ tự nhiên có hoàn toàn tốt như lời đồn? Giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp nên sử dụng loại nào?
Tìm hiểu chung về sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên là sản phẩm sàn gỗ dùng lót sàn và trần, được sản xuất từ 100% gỗ tự nhiên nguyên khối hoặc composite kỹ thuật (NJ, FJL) với nguyên liệu là gỗ tự nhiên.
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ đa dạng các loại gỗ như: gỗ sồi trắng sồi mỹ, giáng hương, pơ mu, căm xe, cà chít vàng, căm xe lào, rẽ gai, gỗ đỏ, chò tri,... Đây là những loại gỗ có độ cứng và độ bền cao, giúp gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm sau một thời gian sử dụng.
Kích thước sàn gỗ tự nhiên có bề rộng dao động từ 90 - 120mm, độ dày trung bình 15mm, chiều dài phổ thông 1800mm (được ghép từ khoảng 4 đến 5 đoạn gỗ ngắn).
Những lợi ích khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng
- Vật liệu trang trí, giúp nâng cấp không gian ngôi nhà của bạn.
- Đa số các loại sàn gỗ tự nhiên có độ bền cao theo thời gian.
- Sàn gỗ tự nhiên rất dễ dàng vệ sinh bằng máy hút bụi, chổi lau nhà hoặc bằng khăn ẩm.
- Sản phẩm sàn gỗ tự nhiên dễ dàng được bảo dưỡng bằng phương pháp chà nhám hoặc sơn lại để sàn trở lại như mới sau thời gian dài sử dụng.
- Các loại sàn gỗ tự nhiên đều thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng vì hầu hết đều làm 100% từ gỗ ngoài tự nhiên. Đồng thời, sử dụng sàn gỗ tự nhiên sẽ giúp cho không khí trong nhà bạn được lưu thông tốt hơn, điều hòa nhiệt độ theo mùa.
- Thi công dễ dàng bằng cách lắp các hèm khóa lại với nhau, không tốn keo hay các loại vật liệu khác.
- Cải thiện âm thanh trong không gian lắp đặt. Sàn gỗ sẽ làm giảm những âm thanh rỗng hoặc những rung động thường xảy ra nơi nhà ở.
- Mẫu mã và vân tự nhiên, đa dạng và bền màu theo thời gian.
Một số loại sàn gỗ tự nhiên được nhiều người sử dụng
Những loại sàn gỗ tự nhiên được nhiều người sử dụng:
- Sàn gỗ teak tự nhiên.
- Sàn gỗ óc chó tự nhiên.
- Sàn gỗ sồI tự nhiên.
- Sàn gỗ tần bì biến tính.
- Sàn gỗ căm xe tự nhiên.
- Sàn gỗ giáng hương tự nhiên.
- Sàn gỗ lim tự nhiên.
- ...
Có thể bạn quan tâm:
- Tất tần tật những đặc điểm sàn gỗ công nghiệp bạn nên biết trước khi quyết định sử dụng
- Tổng hợp những lưu ý khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp để giữ được độ bóng đẹp và bền bỉ
- Top 10+ loại sàn gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay - Tại sao lại nên mua sàn gỗ công nghiệp tại Sàn Gỗ Đăng Khoa?
Quy trình sản xuất sàn gỗ tự nhiên
Các giai đoạn trong sản xuất sàn gỗ tự nhiên đều phải được làm tỉ mỉ, cẩn thận và chỉn chu để đem lại sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Giai đoạn 1: Khai thác gỗ tròn
Người sản xuất phải chọn những cây gỗ đúng tuổi để đem về chế biến. Gỗ đúng tuổi sẽ đem lại sản phẩm sàn gỗ có vân và màu sắc đẹp, dễ sản xuất theo ý định của nhà máy.
Giai đoạn 2: Chế biến
- Bước 1: Cưa gỗ tròn được xẻ ván theo kích thước cần sản xuất
- Bước 2: Sấy gỗ theo tiêu chuẩn độ ẩm bằng công nghệ sấy lò hơi nước. Bằng cách sấy này nước trong thân cây gỗ tươi sẽ giảm từ 70-75% còn 9-11% sau khoảng 240-280 giờ. Sau khi sấy thì gỗ sẽ không bị cong vênh hay nứt nẻ trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng.
- Bước 3: Lựa chọn phân loại gỗ theo quy cách phôi sản phẩm (độ dày, độ dài, độ rộng)
- Bước 4: Cắt và rong phôi theo hạ cỡ.
- Bước 5: Chà nhám một mặt của sản phẩm bằng máy chà nhám chuyên dụng.
- Bước 6: Sản phẩm được đưa vào máy bào 4 mặt, máy đánh đầu để tạo mộng và gân gân đáy.
- Bước 7: Chà nhám tạo độ mịn bề mặt sản phẩm bằng máy chuyên dụng.
Giai đoạn 3: Sơn, thành phẩm:
Đa số các loại sàn gỗ tự nhiên sẽ được sơn bằng các chất liệu sơn đắt tiền, có 100% dung môi là nước để tránh ảnh hưởng đến cốt gỗ. Bên dưới đây là các bước để tạo ra sàn gỗ tự nhiên:
- Bước 1: Tạo độ mịn bề mặt bằng máy chà nhám
- Bước 2: Tạo kết dính giữa gỗ và sơn đồng bằng cách đưa phôi vào máy lô cán sơn đáy.
- Bước 3: Sau đó cho vào Máy Sấy điện trở IR.
- Bước 4: Đưa vào Máy Lô Sơn Lót để tạo lớp lót, qua đèn sấy UV, chà nhám tạo mặt
- Bước 5: Lặp lại bước 4 3 lần để tạo lớp lót kỹ hơn
- Bước 6: Sơn Bóng, tiếp tục phủ lớp sơn bóng tăng cường Oxit Nhôm lên bề mặt sản phẩm.
- Bước 7: Sấy UV hoàn thiện sản phẩm.
- Bước 8: Kiểm tra chất lượng thành phẩm trước khi đóng gói xuất kho
Hướng dẫn các bước lát sàn gỗ tự nhiên chi tiết
Lát sàn gỗ tự nhiên cũng có nhiều điểm tương đồng với lót sàn gỗ công nghiệp, hầu hết đều phải chú ý nhất ở phần vệ sinh bề mặt sàn nhà để tránh bị đọng nước gây ra những hư hại về sau cho sàn gỗ.
Các bước để thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật:
Bước 1: Kiểm tra - vệ sinh bề mặt sàn nhà
Sàn nhà trước khi lót cần phải khô ráo tuyệt đối mới có thể tiến hành lắp đặt. Cần phải vệ sinh kỹ, tránh để bụi bẩn tồn đọng
Bước 2: Trải lớp lót sàn
Sau khi xử lý bề mặt sàn thật sạch sẽ và khô ráo, bạn cần phải trải lớp lót sàn bằng xốp PE, xốp nilon, xốp tráng bạc hoặc cao su non để tránh tình trạng ẩm mốc cũng như tiếng cót két khi di chuyển trên sàn sau một thời gian sử dụng.
Thông thường, độ dày của lớp trải sàn sẽ dao động vào khoảng 2-3mm nhưng tùy theo điều kiện mặt nền và sở thích mà bạn có thể điều chỉnh độ dày của lớp lót sàn này.
Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ
Sau khi hoàn thành trải lớp lót sàn, bạn sẽ đến bước lắp đặt sàn gỗ. Một mẹo nhỏ để việc lắp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn đó là lắp đặt các tấm ván gỗ theo thứ tự từ góc phòng ra ngoài và luôn lắp sàn gỗ theo chiều của ánh sáng để làm nổi bật vân gỗ, gia tăng tính thẩm mỹ.
Đặt tấm gỗ thứ 2 nghiêng cạnh hồi hạ dần xuống sao cho khít với tấm thứ nhất, nhẹ nhàng đẩy tấm thứ 2 lại gần tấm thứ 1. Sử dụng búa cao su đóng lại 2 tấm sao cho đều và đúng khớp sập. Và cứ thế tiếp tục cho các tấm ván gỗ khác cho đến khi kết thúc xong toàn bộ mặt sàn
Các mép nối đầu của mỗi thanh gỗ được ghép với nhau theo kiểu so le hoặc lát xương cá,... Khoảng cách giữa mép sàn gỗ và chân tường tối thiểu là 8mm để đảm bảo sự giãn nở của sàn gỗ trong quá trình sử dụng về sau.
Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ công nghiệp
Phụ kiện sàn gỗ công nghiệp là vật liệu đi kèm với sàn gỗ giúp che hết các khe hở, cố định mép của ván sàn gỗ công nghiệp và ép sàn gỗ xuống mặt nền.
Các loại phụ kiện này bao gồm: phào nhựa chân tường, phào gỗ công nghiệp chân tường, phào gỗ tự nhiên chân tường, nẹp nhựa, nẹp hợp kim, nẹp inox, nẹp nhôm ...
Một lưu ý là các công trình đã có gạch chân tường mà chủ nhà không muốn đập gạch chân tường đi thì phụ hiện được sử dụng là một trong các loại nẹp kể trên
Bước 5: Kết thúc lắp đặt sàn gỗ
Để kết thúc quy trình thi công sàn gỗ công nghiệp bằng việc dùng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng. Bạn có thể dùng phào chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín khoảng cách giữa chân tường và tấm ván gỗ cuối cùng.
Sau khi kết thúc sàn bạn tiến hành hút bụi và lau sàn bằng một tấm khăn bông mềm, ẩm là đã có thể kê đồ nội thất và sử dụng ngay lập tức.
Sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp nên sử dụng loại nào?
Sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, hãy cùng tham khảo một số đặc điểm của hai loại sàn này bên dưới để có cho mình lựa chọn phù hợp nhé!
Sàn gỗ tự nhiên:
- Tính thẩm mỹ cao, chân thực tuy nhiên có ít màu sắc để lựa chọn.
- Độ bền lên đến 30 năm.
- Khả năng chịu nước, chống mối mọt kém.
- Chống cháy trung bình.
- Chất liệu gỗ tự nhiên 100% nên rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường.
- Giá thành cao
Sàn gỗ công nghiệp:
- Có tính thẩm mỹ, đa dạng về mẫu mã.
- Độ bền từ 15 - 20 năm nếu sử dụng và bảo quản đúng cách
- Khả năng chịu nước của các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp khá tốt.
- Chống mối mọt, chống cháy lan tốt.
- Độ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và tỷ lệ khí Formaldehyde.
- Giá thành đa dạng, không quá cao.
Sàn gỗ tự nhiên và Sàn gỗ công nghiệp đều có những lợi ích và hạn chế riêng, tùy theo mục đích sử dụng cũng như không gian lắp đặt mà bạn có thể đưa ra quyết định phù hợp.
Sàn Gỗ Đăng Khoa - Tạo nên đẳng cấp cho không gian kiến trúc
Sàn gỗ Đăng Khoa là đơn vị cung cấp sàn gỗ uy tín, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng về cả chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ.
Chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ nhân tạo có chất lượng tương xứng với giá trị.
Đăng Khoa chúng tôi còn có đội ngũ nhân viên lắp đặt sàn gỗ có chuyên môn tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Những dự án mà Sàn gỗ Đăng Khoa từng thực hiện đều nhận được phản hồi tốt từ phía khách hàng.
Bài viết bên trên đây giúp bạn có thêm kiến thức về sàn gỗ tự nhiên. Để giải đáp những thắc mắc có liên quan, hãy liên hệ với Đăng Khoa ngay nhé!
Bình luận của bạn