Có thể nói, sau quá trình vượt qua bao thăng trầm cùng những biến động cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, sàn gỗ công nghiệp ngày càng khẳng định được giá trị cũng như bản lĩnh của mình hơn. Vậy lịch sử hình thành sàn gỗ công nghiệp hình thành như thế nào và các kích thước sàn gỗ công nghiệp phổ biến bạn nên biết để lựa chọn phù hợp với gia đình bạn ra sao? Hãy cùng Sàn Gỗ Đăng Khoa tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là sản phẩm mới của công nghệ hiện đại, đang được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng bởi tính bền lâu, thân thiện và sự đa dạng về mẫu mã với tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà bạn. Vậy sàn gỗ công nghiệp có những đặc tính cơ bản của sàn gỗ công nghiệp nào và cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp ra sao. Cùng Sàn Gỗ Đăng Khoa tìm hiểu các phần dưới đây nhé!
Hãy đọc thêm bài viết tất tần tật những đặc điểm sàn gỗ công nghiệp bạn nên biết trước khi quyết định sử dụng để cập nhật các kiến thức về dòng sản phẩm này.
Lịch sử hình thành sàn gỗ công nghiệp
Tại các nước Châu Âu, khoảng 100 năm trước đây nền công nghiệp phát triển, con người bắt đầu nghiên cứu và sản xuất cho ra đời những tấm ván sàn gỗ công nghiệp để phục vụ cho thiết kế các đồ nội thất.
Trải qua nhiều thăng trầm và biến động trong quá trình phát triển, kết hợp những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, sàn gỗ công nghiệp ngày càng được cải tiến đem lại chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng.
Hiện nay, trên thế giới có trên 30 quốc gia có các nhà máy sản xuất sàn gỗ công nghiệp chất lượng tốt và số lượng lớn. Trong đó, công xưởng đứng đầu thế giới về sản xuất sàn gỗ công nghiệp là Trung Quốc, sàn gỗ của Trung Quốc có mặt khắp thế giới với đa dạng mẫu mã và giá cả từ bình dân cho tới những sản phẩm cao cấp. Ngoài ra, Trung Quốc còn xuất khẩu sang những thị trường khắt khe như Mỹ và EU.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải mã những thông số kỹ thuật trên sàn gỗ công nghiệp - Tại sao cần nên biết những thông số kỹ thuật của sàn gỗ công nghiệp?
- Tổng hợp những lưu ý khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp để giữ được độ bóng đẹp và bền bỉ
- Hướng dẫn thi công lắp đặt sàn gỗ chi tiết đúng kỹ thuật - Khám phá những tiêu chí chọn mua sàn gỗ công nghiệp tốt
Các kích thước sàn gỗ công nghiệp phổ biến
Kích thước tiêu chuẩn của ván sàn gỗ tự nhiên
+ Dày: 15mm
+ Chiều rộng: 90mm
+ Chiều dài: 450, 600, 750, 900mm
Kích thước của sàn gỗ tự nhiên loại ghép thanh
Đây là loại sản phẩm ghép từ những tấm gỗ tự nhiên với bản nhỏ, được ép keo nhiệt lại với nhau. Kích thước thường thấy là loại tấm to, dài trên 1,8m. Giá thành loại sản phẩm này thường rẻ hơn so với sàn nguyên thanh.
Kích thước của sàn gỗ công nghiệp
- Độ dày: Gồm 7mm, 8mm, 10mm, 12mm, 14mm. Trong đó, sàn gỗ loại thường thấy nhất co độ dày 8mm và 12mm.
- Chiều ngang: Được phân loại thành 3 loại: bản to, bản nhỏ và bản nhỡ.
+ Loại sàn bản nhỏ: kích thước khoảng 10mm – 13mm.
+ Loại bản nhỡ: kích thước khoảng 14mm – 16mm.
+ Loại sàn bản to: kích thước khoảng từ 19mm – 22mm.
- Chiều dài: Thông thường, bản dài là sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cao cấp. Chiều dài thường trên 1200mm. Loại bản ngắn thường là sàn gỗ với giá thành rẻ hơn. Chiều dài trung bình từ 808mm hoặc 810mm.
Kích thước sàn gỗ ngoài trời:
Kích thước của sàn gỗ ngoài trời tùy thuộc vào thương hiệu sản xuất hoặc từng nhu cầu của khách hàng đặt ra mà có sự thay đổi. Tuy nhiên, thông số kích thước phổ biến nhất là:
+ Độ dày: 23mm, 25mm
+ Chiều rộng: 140mm, 150mm
+ Chiều dài: 2200mm
Ngoài tìm hiểu về kích thước hãy cùng Đăng Khoa khám ưu nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp ngay thôi nào!
Cách chọn lựa kích thước sàn gỗ công nghiệp theo từng diện tích phù hợp
Với sàn gỗ tự nhiên
+ Nếu nhà của bạn có diện tích sàn không lớn, bạn nên chọn những mẫu sàn gỗ với kích thước tiêu chuẩn, sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm lại vừa hài hòa với không gian ngôi nhà.
+ Ngược lại, những ngôi nhà diện tích sàn lớn hơn. Bạn có thể chọn kích thước sàn gỗ tự nhiên loại bản dày khoảng 18mm và bản to, chiều dài từ 900, 1200, 1520 hoặc 1820mm.
Với sàn gỗ công nghiệp
Với các loại sàn gỗ bản to, chúng có cạnh hèm phẳng. Do đó, khi lắp sẽ tạo độ khít kín hơn so với bản thông thường. Điều đó giúp thợ dễ dàng thi công cho bất cứ loại sàn nào dù sàn lớn hay sàn nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên chú ý với loại bản to thì nên lắp sàn vân gỗ dạng chia nhỏ để dễ dàng sử dụng cho nhà diện tích nhỏ. Đối với diện tích sàn lớn bạn có thể chọn loại sàn vân gỗ to nguyên tấm, sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Nếu như đọc đến đây mà chưa hiểu hết về sản phẩm hãy tham khảo thêm bài viết về sàn gỗ công nghiệp - Nên mua sàn gỗ công nghiệp tốt ở đâu?
Như vậy, ở bài viết trên Sàn Gỗ Đăng Khoa đã cung cấp cho bạn những thông tin rất hữu ích về sàn gỗ công nghiệp hiện đại. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ có sự lựa chọn thông minh nhất dành cho không gian ngôi nhà của mình! Và đừng quên nhấn vào website Sàn Gỗ Đăng Khoa để được tư vấn miễn phí nhé!
Tìm hiểu về sàn gỗ Inovar 12 mm - VTA709 tại Đăng Khoa
Bình luận
Bình luận của bạn